Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Truyện Ngắn
Từ khi làm cha - Trần Thái Học
Cả nhà đều cho rằng ba là một người đàn ông vụng về. Tự nhìn lại bản thân mình, ba thấy cũng đúng, bởi khi chưa lập gia đình, mọi chuyện trong nhà đều do ông bà nội quán xuyến, trong khi ba lại là thằng con trai duy nhất mà chẳng làm nên trò trống gì. Cái bàn, cái ghế hay cánh cửa sổ hư ba không biết sửa, phải nhờ ông nội đóng lại hộ. Nấu cơm, giặt giũ, ủi đồ … thì phải nhờ đến bà nội.

 











 

Thực ra, ba không phải là kẻ biếng nhác nhưng ba bắt tay vào làm một việc gì trong nhà thì xem như biết trước sẽ thất bại. Mặc dù biết rằng kiên trì, bền chí sẽ được, nhưng ba lại có tính hay nản, bỏ dở giữa chừng. Ba nấu cơm thì cơm khê. sửa ghế thì ghế gãy hoặc tay ba bầm tím, ủi đồ thì có mùi khét lẹt vì quần áo cháy xém…


Quanh năm suốt tháng ba luôn bị ông bà nội than phiền tính vụng về, giỏi chơi hơn làm. Nhiều lần ông nội nói trong tiếng thở dài: “Sau này có vợ con, chắc vợ con mày khổ dài dài”. Rồi không lâu sau ngày tốt nghiệp cao đẳng kinh tế, ba cưới vợ. Đúng như lời ông nội “tiên đoán”, bản tính vụng về của ba vẫn tiếp tục phát huy. Nhưng con trai ơi, khi con chào đời mọi chuyện đã khác đi rất nhiều.


Từ khi làm cha, ba bỗng biến thành người thợ mộc, thợ điện. Dù ba cũng trầy trật vài lần với những thanh gỗ, thỉnh thoảnh búa trượt trúng tay, nhưng ba vẫn cảm thấy vui, một niềm vui sướng lạ thường. Được tự tay làm ngựa gỗ cho con chơi, đóng ghế cho con ngồi, sửa đồ chơi điện tử cho con… là hạnh phúc của ba. Nhiều lần bắt gặp nụ cười hồn nhiên của con khi ngồi trên con ngựa gỗ nhong nhong, tay cầm chiếc xe điện tử, đầu lắc lư theo tiếng nhạc, lòng ba lâng lâng cảm xúc khó tả.


Từ khi làm cha, ba bỗng biến thành người nội trợ, vú em. Mẹ con tăng ca lu bù, ba phải thay thế mẹ đón con tan trường, chở con đi chợ mua thực phẩm cho buổi ăn chiều. Nhìn thấy ba và con lướt qua gian hàng thịt cá, hàng rau củ, người bán nhìn cha con mình lạ lùng. Đâu phải chỉ mình ba là đàn ông đi chợ, con nhỉ? Ra khỏi chợ, đưa con về nhà, quậy ly sữa cho con uống cho đỡ đói, ba bắt tay vào làm thức ăn. Nồi cơm điện được bật sau khi đã vo gạo xong, ba quay sang nhặt rau, rửa thịt, mần cá… Lui cui mãi mà chẳng nghĩ ra được món ngon gì, ba vội gọi điện “cầu cứu” mẹ con. Được mẹ tư vấn, ba đem cá ướp muối sả rồi chiên, còn thịt thì thái mỏng đem kho gừng, món mà con thích ăn. Rau thì một ít ăn sống, số còn lại nấu canh ngọt. Nói thì dễ thật, nhưng khi làm ba mới biết khó quá. Mất gần 3 tiếng mới xong các món ăn, nhưng không được như ba mong muốn. Canh hơi nhạt, cá khét một bên, thịt mặn quá… Vậy mà trong bữa ăn, con ăn thật ngon miệng, bụng căng tròn mà vẫn không chịu thôi. Mẹ con cũng khen ba có “năng khiếu” làm bếp. Ba vui lắm, dù biết đó chỉ là lời khen lấy lòng.


Từ khi làm cha, ba bỗng biến thành người đàn ông hoàn hảo, ít ra trong mắt mẹ của con. Trước đây ba vụng về bao nhiêu, thì bây giờ ba giỏi giang bấy nhiêu. Không phải ba tự khen mình, nhưng với những gì làm được hôm nay, ba nhận thấy mình đã hơn xưa rất nhiều. Và con có biết tại sao ba làm được những điều kỳ diệu đó không?


Tất cả là nhờ sự hiện diện của con trên cuộc đời này đó, con yêu!

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xa Xóm Mũi (31-03-2024)
    X - Năm Một Ngàn Chín Trăm Năm Xưa (31-03-2024)
    Vị Của Lời Câm (31-03-2024)
    Neo Lại Bóng Mình (18-02-2024)
    Bóng Của Thành Phố (18-02-2024)
    Chuyện Cục Kẹo (24-01-2024)
    Con Trai Và Má (24-01-2024)
    Củi Mục Trôi Về (24-01-2024)
    Bùa Yêu Và Con Nhỏ Thất Tình... (24-01-2024)
    Biết Sống (07-01-2024)
    Biển Của Mỗi Người (07-01-2024)
    Ấu Thơ Tươi Đẹp (07-01-2024)
    Áo Rách Và Nắm Bụi (07-01-2024)
    Ai Biểu Xấu (30-11-2023)
    Áo Tết (30-11-2023)
    Bên Sông (01-10-2023)
    Bóng Của Thành Phố (01-10-2023)
    Ăn cơm một mình (01-10-2023)
    Từ bi ươm sức sống (01-10-2023)
    Nhà mưa (24-08-2023)

Các bài viết cũ:
    Tôi đi học - Truyện ngắn của nhà văn Thanh Tịnh (05-09-2018)
    Khoảnh khắc... Trăm năm cô đơn - Truyện ngắn của Bích Ngân (30-08-2018)
    Chuỗi ngọc - Truyện ngắn của Vũ Thị Huyền Trang (27-08-2018)
    Bay đến thiên đường - Truyện ngắn của Phong Điệp (26-08-2018)
    Mưa mùa hè (22-08-2018)
    Mẹ tôi (14-08-2018)
    Cái chén gáo dừa (10-08-2018)
    Đời người phụ nữ có bao nhiêu lần 5 năm (07-08-2018)
    Xuôi dòng nươc mắt (03-08-2018)
    Tình yêu và tham vọng (26-07-2018)
    Tình yêu của mẹ (22-07-2018)
    Có phải thanh xuân trở lại (19-07-2018)
    Con dâu bà Đức (13-07-2018)
    Yêu một người (08-07-2018)
    Có ai mà chưa từng cô đơn (06-07-2018)
    Đàn bà chán chồng (30-06-2018)
    Khi đàn ông đứng giữa hai người đàn bà (28-06-2018)
    Chỉ cần anh yêu em là đủ (23-06-2018)
    Thầy tôi! (17-06-2018)
    Mỹ-Trung áp thuế hàng hóa của nhau (16-06-2018)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152758059.